Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo
Vừa qua các báo đã đưa tin hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức lễ viếng mộ và tưởng niệm Huỳnh Thúc Kháng nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông (1947- 2007). Đây là ý kiến của riêng tôi: Lễ tưởng niệm một bậc chí sĩ như vậy lẽ ra nên làm ở tầm quốc gia, chứ không phải ở mức vài tỉnh lẻ.

 


Huỳnh Thúc Kháng, cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, là nhân vật của nhóm “Bộ ba Quảng Nam” nổi tiếng, chủ xướng phong trào Duy Tân đặc sắc trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đưa đến cuộc Trung Kỳ Dân Biến chấn động năm 1908, một trong những cuộc nổi dậy bạo lực của quần chúng rộng rãi và quan trọng nhất trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Sau cuộc Dân biến này, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hoà.


 


Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Đảo, về sau thoát ra được do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và ở Pháp, là người đầu tiên chủ trương phải sang tận đất Pháp, tìm liên kết với các lực lượng tiến bộ ở chính quốc, để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Năm 1925 ông trở về nước, và chỉ 6 tháng sau qua đời ở Sài Gòn do kiệt sức suốt những năm bôn ba vì sự nghiệp dân tộc. Người duy nhất còn lại trong Bộ ba lừng danh này cho đến sau Cách mạng Tháng Tám là Huỳnh Thúc Kháng. Ông cũng bị đày đi Côn Đảo cùng với Phan Châu Trinh, ở Côn Đảo lâu hơn, sau được trở về cũng do đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và quốc tế. Trở về, ông lập tức tiếp tục hoạt động với tư cách “một nhà cách mạng công khai”, như chính lời ông tuyên bố. Năm 1926, ông làm Chủ tịch Viện Dân biểu Trung Kỳ, nhưng chẳng bao lâu sau đó đã từ chức vì nhận thấy ở vị trí này không thể thực hiện được những điều mình vẫn đeo đuổi. Ông quyết định chuyển sang làm báo. Và vị nhà nho uyên thâm ấy lập tức trở thành một nhà báo hiện đại cực kỳ xuất sắc. Dường như từ những ngày ở tù, ông đã tự chuẩn bị mình cho công việc mới mẻ này. Người ta bảo rằng ở Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng đã luyện tiếng Pháp bằng cách học thuộc lòng cả cuốn từ điển Larousse?...


 


 


 


Ngày 10 tháng 8 năm 1926, tờ báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ra đời ở Huế. Ngay từ số đầu tiên, chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đã viết lời tuyên ngôn súc tích mà vô cùng độc đáo và dõng dạc cho tờ báo của mình: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói”. Trong điều kiện xã hội của chế độ thực dân thời bấy giờ, quả như một tiếng súng sắc gọn mà vang lừng của một người chiến sĩ “cách mạng công khai”. Tôi thường tìm đọc các tác phẩm báo chí của Huỳnh Thúc Kháng, và rất ngạc nhiên một cách thích thú, hoá ra các cụ ngày ấy, hết sức thâm nho, nhưng khi chuyển sang chữ quốc ngữ thì lại viết chữ quốc ngữ rất hay, đặc biệt cô đọng, sắc sảo, chính xác sâu sắc, có lẽ hơn chúng ta ngày nay nhiều. Nói về tính chất độc lập tư tưởng độc đáo của người đồng chí thân thiết nhất của mình là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng viết: “Tiên sinh đọc sách có con mắt riêng”. Lời tuyên ngôn cô đọng trên kia, vắn tắt đến không thừa một chữ mà thật đầy đủ và mạnh mẽ: tố cáo quyết liệt và công khai một chế độ không có quyền tự do, con người không có quyền nói đồng thời khẳng định một cách thách thức mà lại không thể bắt bẻ vào đâu được cái quyền riêng của mình, không ai tước đi được, quyền không nói những điều người ta buộc nói. Câu văn rất mới, rất Tây, mà hừng hực cái khí tiết không gì lay chuyển nổi của nhà nho. Hai năm sau, trong số báo ngày 1 tháng 5 năm 1929 ông lại nhắc lại, lần này khẳng định một cách rành rọt hơn cái quyền bị tước mất và cái quyền không ai tước đi được của mình: “Vì rằng ta không có quyền tự do nói những điều nên nói, mà ta lại có quyền tự do không nói những cái không nên nói”…


 


Tôn chỉ đó, khí tiết đó của người làm báo, Huỳnh Thúc Kháng đã kiên định giữ vững trong suốt cuộc đời làm báo của mình. Tờ báo Tiếng Dân của ông, chống chính quyền thuộc địa của Pháp và chính quyền Nam Triều rất quyết liệt, nhưng cũng lại là tờ báo tồn tại được lâu nhất trong thời kỳ thực dân ở Đông Dương, suốt 16 năm. Kỳ thực Huỳnh Thúc Kháng không chỉ nói những điều được cho nói, tờ báo của ông rất nhiều lần, mạnh mẽ mà khôn khéo, đã nói lên được bao nhiêu điều cần nói với đồng bào của mình. Tôi có một người cậu là bạn của Huỳnh Thúc Kháng, ông giữ được một bộ sưu tập gần như đầy đủ báo Tiếng Dân. Hồi nhỏ, cứ đến dịp hè, tôi lại đến nhà cậu, nằm lì ở đấy, lục bộ sưu tập quý ấy ra đọc. Chính ở đấy tôi đã đọc được toàn bộ tường thuật tỉ mỉ phiên toà xử Nguyễn Thái Học sau khởi nghĩa năm 1930. Đầy đủ chi tiết, những cuộc tranh biện căng thẳng, những lời khẳng khái của Nguyễn Thái Học trước toà, cả những lời nói cuối cùng của người anh hùng Yên Bái trước khi bước lên đoạn đầu đài.










Năm nay cũng là kỷ niệm 80 năm báo Tiếng Dân. Bài học khí tiết người làm báo của Huỳnh Thúc Kháng, quyết không nói một lời điều người ta buộc mình phải nói, quyết không bẻ cong ngòi bút, trước mọi cường quyền, còn sống động vô cùng trong cuộc vật lộn gian nan của người cầm bút cho sự thật và công lý hôm nay.




 


 


Nguồn: Bằng đôi chân trần. TP HCM: NXB Văn nghệ, 2008

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Nguyễn Đình Chiểu (30-08-2010)
    Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới' (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152838322.